Xstn

Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng hiện yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh là 450 TOEIC đối với chuyên ngành xoilac tv

【xoilac tv】Nhiều sinh viên chọn TOEIC để tăng cơ hội việc làm

Trường ĐH Kinh tế,ềusinhviênchọnTOEICđểtăngcơhộiviệclàxoilac tv ĐH Đà Nẵng hiện yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh là 450 TOEIC đối với chuyên ngành Thương mại điện tử. Do đó, Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, sinh viên năm cuối quyết định thi TOEIC để đáp ứng tiêu chuẩn xét tốt nghiệp của trường.

"Nhận thấy TOEIC là chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi, phù hợp với yêu cầu tốt nghiệp và nhu cầu xin việc làm nên em đã đăng ký thi", nữ sinh viên chia sẻ. Bên cạnh đó, cô cũng muốn đánh giá lại khả năng sử dụng tiếng Anh của mình thông qua việc thử sức với một bài thi chứng chỉ.

Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, 990 TOEIC. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, 990 TOEIC. Ảnh:Nhân vật cung cấp

Chuyên ngành Thương mại điện tử của Quỳnh Anh cũng đòi hỏi sử dụng tiếng Anh thường xuyên, nhất là trong việc đọc và tìm hiểu các báo cáo quốc tế. Với cô, tiếng Anh còn là ngôn ngữ chính để nghiên cứu và viết bài luận, phục vụ yêu cầu học tập tại trường và nhu cầu học hỏi của bản thân.

Đặc biệt, chứng chỉ 990 TOEIC cùng khả năng ứng dụng tiếng Anh trong thực tế đã giúp Quỳnh Anh ứng tuyển thành công vị trí thực tập đúng với định hướng ban đầu. Hiện cô nàng là thực tập sinh mảng UI/UX design tại một doanh nghiệp ở Đà Nẵng.

Tương tự Quỳnh Anh, Dương Huệ Ngân (Hà Nội), sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân đặt mục tiêu điểm cao TOEIC để ra trường và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt. Ngân đạt 985 TOEIC trong kỳ thi tháng 5 vừa qua.

Huệ Ngân cho biết, thời điểm sắp ra trường, do nhận thấy nhiều công ty lấy chứng chỉ TOEIC làm tiêu chuẩn đánh giá ứng viên trong tuyển dụng nên cô đã quyết định ôn luyện và thi chứng chỉ này. "Nhờ vậy, mình đã ứng tuyển thành công vị trí nhân viên phòng Branding & Communication của một tập đoàn công nghệ ngay khi còn đang là sinh viên, chuẩn bị tốt nghiệp", Ngân nói.

Dương Huệ Ngân, 985 TOEIC. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dương Huệ Ngân, 985 TOEIC. Ảnh:Nhân vật cung cấp

Theo Ngân, quá trình ôn luyện TOEIC đã giúp cô trau dồi kỹ năng tiếng Anh để ứng dụng trong môi trường làm việc. Trong công việc hiện tại, cô tự tin dùng tiếng Anh để giao tiếp, báo cáo và trình bày vấn đề, thậm chí tranh luận. "Tiếng Anh là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp mình hoàn thành tốt công việc", cô nàng cho biết thêm.

Tại Việt Nam, hơn 500 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau sử dụng TOEIC làm thước đo trong đánh giá và sàng lọc ứng viên khi tuyển dụng, như lĩnh vực viễn thông (Vinaphone, Mobiphone, Viettel...), ngành hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar...), lĩnh vực ngân hàng (Vietcombank, VPBank, Techcombank, ACB...), lĩnh vực IT, điện tử (LG, Toshiba, Fujitsu, FPT...).

Đại diện Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam cho biết chứng chỉ TOEIC là lựa chọn phù hợp nhất với người đi làm có nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Chứng chỉ này giúp người học tiếp cận kiến thức và rèn luyện kỹ năng thông qua các chủ đề như Business (kinh doanh), Finance and banking (tài chính và ngân hàng), Advertisement (quảng cáo), Manufacture (sản xuất), Health (sức khỏe), Entertainment (giải trí)... và các tình huống làm việc nơi công sở như ký hợp đồng, gửi email, thuyết trình, báo cáo, tham dự cuộc họp, gặp gỡ đối tác, trao đổi với khách hàng...

Bám sát những thay đổi trong xu hướng giao tiếp công sở và cuộc sống, Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS) có những cập nhật kịp thời trong cấu trúc và nội dung bài thi nhằm phản ánh chính xác việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc thực tế.

Do đó, nhiều sinh viên hiện nay học và trang bị chứng chỉ TOEIC để trau dồi khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc, đáp ứng tiêu chuẩn nhân sự và nhu cầu hội nhập của các doanh nghiệp. Chứng chỉ gồm ba lựa chọn bài thi: TOEIC Listening & Reading, TOEIC Speaking & Writing và TOEIC Speaking.

Thế Đan

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap