Chiều 26.10,ềucánhânnhậngiảithưởngQuảcầuvàngtrởthànhlãnhđạochủchốxổ số kiên giang chủ nhật hàng tuần tại Hà Nội T.Ư Đoàn đã tổ chức buổi tọa đàm 20 năm Giải thưởng Khoa học công nghệ (KHCN) Quả cầu vàng "Hành trình phát triển và lan tỏa". Tham dự tọa đàm có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, cùng 60 cá nhân từng nhận Giải thưởng KHCN Quả cầu vàng.
Hai thứ trưởng từng là chủ nhân Giải thưởng KHCN Quả cầu vàng
Ban tổ chức cho biết năm 2003, Giải thưởng Công nghệ thông tin (CNTT) Thanh niên mang tên Quả cầu vàng đã ra đời nhằm phát hiện, động viên, tôn vinh 10 tài năng trẻ có thành tích xuất sắc nhất toàn quốc trong lĩnh vực CNTT nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực về CNTT.
Qua nhiều giai đoạn, giải thưởng tiếp tục được bổ sung, mở rộng thêm nội dung và rút ngắn tên gọi thành Giải thưởng KHCN Quả cầu vàng. Qua 20 năm đã có 204 nhà khoa học trẻ được tôn vinh.
Bên cạnh đó, nhiều cá nhân đã trở thành lãnh đạo các cơ quan tổ chức; chủ các doanh nghiệp khởi nghiệp về KHCN, có nhiều sản phẩm, dịch vụ KHCN góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, đất nước.
Tiêu biểu, có 2 người là thứ trưởng: PGS-TS Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH-CN; TS Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT-TT. Ngoài ra còn có PGS-TS Phạm Bảo Sơn, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội; TS Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng; PGS-TS Hoàng Minh, Giám đốc Viện Chiến lược và chính sách KH-CN (Bộ KH-CN); TS Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện CNTT, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam...
Lan tỏa hơn nữa giá trị giải thưởng
Phát biểu tại tọa đàm, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, trong suốt 20 năm qua, Giải thưởng KHCN Quả cầu vàng đã tôn vinh những tài năng trẻ xuất sắc nhất trong cộng đồng KHCN trẻ Việt Nam. Các thế hệ tài năng trẻ Quả cầu vàng được tôn vinh đã chứng minh rằng không có giới hạn nào đối với tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam trong KHCN, khẳng định sự đóng góp của mình trên nhiều phương diện và là nguồn nhân lực KHCN quan trọng đối với sự phát triển nền KHCN cũng như kinh tế - xã hội của đất nước.
Anh Triết đề nghị các đại biểu cho ý kiến về kết quả triển khai giải thưởng thời gian qua, đề xuất các giải pháp phát triển, nâng cao tầm vóc, vị thế của giải thưởng thời gian tới. Đồng thời đề xuất các giải pháp làm tốt công tác kết nối, phát huy tài năng trẻ tham gia phát KHCN; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tại tọa đàm, các đại biểu đánh giá, qua 20 năm triển khai, Giải thưởng KHCN Quả cầu vàng đã không ngừng đổi mới, bổ sung và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tiễn khoa học công nghệ và phát triển đất nước trong những giai đoạn cụ thể.
Giải thưởng đã ngày càng khẳng định uy tín, thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học. Đối tượng tham gia đăng ký xét chọn giải thưởng đều là các cá nhân tiêu biểu, có thành tích khoa học, đề tài nghiên cứu, công trình hoặc bằng sáng chế trong nước và quốc tế công nhận.
Tuy nhiên để giải thưởng phát huy giá trị, các đại biểu cho rằng ban tổ chức cần lan tỏa tốt hơn thông tin về giải thưởng đến với tuổi trẻ trong và ngoài nước. Đồng thời cần kết nối, có sân chơi của các nhà khoa học trẻ sau tuyên dương, để hỗ trợ họ phát huy tài năng của mình.
Theo ban tổ chức, đến nay tài năng trẻ đạt giải thưởng nhỏ tuổi nhất là Nguyễn Khánh Ánh Hoàng, đạt giải thưởng Quả cầu vàng lĩnh vực CNTT năm 2004 khi mới 12 tuổi, là học sinh lớp 6, Trường THCS Ngô Tất Tố, TP.HCM. Các tài năng trẻ đạt giải thưởng có học hàm, học vị gồm 2 GS, 41 PGS, 124 TS. Có 185 tài năng trẻ đạt giải thưởng đang công tác ở trong nước, 19 người ở nước ngoài.